nếp đắng chỉ cho sản lượng cao trong vụ hè thu bằng việc bắc mạ sau 20 - 30 ngày thì nhổ mạ cấy chứ không gieo sạ như quy trình canh tác lúa. Thời gian sinh trưởng của nếp đắng là 120 ngày, cao hơn các loại giống lúa thường sử dụng ở địa phương 10 - 30 ngày. Ngày trước có không dưới 200 hộ dân tham gia sản xuất nếp đắng với số diện tích bình quân mỗi vụ ít nhất là 15ha, cho năng suất 2 tạ/sào. Vụ hè thu 2017 địa bàn thôn Lộc Đại tổ chức sản xuất 40 sào nếp đắng với mục đích bảo tồn giống nếp đặc sản này. Tham gia mô hình, nông dân được xã hỗ trợ 100% tiền mua hạt giống, 30% tiền mua phân bón và được đội ngũ khuyến nông viên cơ sở hướng dẫn quy trình canh tác, phòng trừ dịch hại.
Đây là mô hình xuất phát từ đề tài khoa học - công nghệ cấp huyện về phục tráng giống nếp đắng đặc sản Quế Hiệp với tổng kinh phí khoảng 170 triệu đồng. khi phục tráng thành công giống nếp đắng, xã sẽ xúc tiến việc xây dựng thương hiệu và ưu tiên nguồn kinh phí hỗ trợ một số khâu trọng yếu cho nông dân sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nếp đắng Quế Hiệp theo phương thức hàng hóa tập trung. Được biết, Quế Hiệp đang hướng tới xây dựng thương hiệu giống nếp đắng thành thương hiệu đặc sản địa phương theo chương trình OCOP (chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị - mỗi làng một sản phẩm)... Từ hướng đi này, nhiều nông dân có tâm huyết gắn bó với cây nếp đắng rất muốn xây dựng thương hiệu nếp đắng, xây dựng sản phẩm OCOP, đưa sản phẩm ra thị trường rộng rãi hơn, được nhiều nơi biết tới hơn. Hiện, nếp đắng là cây cho thu nhập cao ở Quế Hiệp, ngoài cây keo và nén rẫy.