Nếp đắng sản phẩm đặc trưng của làng Lộc Đại
Phát huy lợi thế hương vị đặc trưng của giống nếp đắng, Hợp tác xã nông nghiệp Quế Hiệp đã và đang tập trung nâng cao chất lượng để sớm trở thành sản phẩm OCOP của tỉnh.
Giống nếp đắng được bắc mạ sau 20 - 30 ngày thì nhổ cấy chứ không gieo sạ như quy trình canh tác lúa. Thời gian sinh trưởng của nếp đắng là 120 ngày, cao hơn các loại giống lúa thường sử dụng ở địa phương từ 10 - 30 ngày. Nếp đắng cho năng suất cao vào vụ Hè thu, còn vụ Đông xuân thì ngược lại. Nếp đắng chỉ trổ qua tiết bạch lộ (đầu tháng 8), thời gian trổ và chín, thu hoạch trong vòng 1 tháng. Mỗi sào nếp thu hoạch được hơn 2 tạ, nếu trồng cả mẫu thì mỗi năm thu được trên dưới bốn chục triệu đồng. Nếp đắng dùng để nấu xôi gấc, xôi đậu đỏ, xôi gà, làm bánh tro mè, bánh tổ và nhiều loại bánh khác của vùng Lộc Đại vào các dịp giỗ tiệc, tết nhứt. Đặc biệt, sử dụng nếp đắng để nấu bánh tét thì bánh nấu càng lâu càng nhuyễn, dẻo tới nỗi không còn nhìn ra hạt nếp, mùi thơm đến bất ngờ. Nhờ có hương vị thơm ngon “không đụng hàng” mà nếp đắng được người tiêu dùng ở nhiều địa phương trong và tỉnh về tận nơi để mua.
Giống nếp đắng được bắc mạ sau 20 - 30 ngày thì nhổ cấy chứ không gieo sạ như quy trình canh tác lúa. Thời gian sinh trưởng của nếp đắng là 120 ngày, cao hơn các loại giống lúa thường sử dụng ở địa phương từ 10 - 30 ngày. Nếp đắng cho năng suất cao vào vụ Hè thu, còn vụ Đông xuân thì ngược lại. Nếp đắng chỉ trổ qua tiết bạch lộ (đầu tháng 8), thời gian trổ và chín, thu hoạch trong vòng 1 tháng. Mỗi sào nếp thu hoạch được hơn 2 tạ, nếu trồng cả mẫu thì mỗi năm thu được trên dưới bốn chục triệu đồng. Nếp đắng dùng để nấu xôi gấc, xôi đậu đỏ, xôi gà, làm bánh tro mè, bánh tổ và nhiều loại bánh khác của vùng Lộc Đại vào các dịp giỗ tiệc, tết nhứt. Đặc biệt, sử dụng nếp đắng để nấu bánh tét thì bánh nấu càng lâu càng nhuyễn, dẻo tới nỗi không còn nhìn ra hạt nếp, mùi thơm đến bất ngờ. Nhờ có hương vị thơm ngon “không đụng hàng” mà nếp đắng được người tiêu dùng ở nhiều địa phương trong và tỉnh về tận nơi để mua.
Với giá trị kinh tế cao, chất lượng tốt, địa phương đã tập trung xây dựng thương hiệu giống nếp đắng Quế Hiệp thành thương hiệu đặc sản địa phương theo chương trình OCOP.